• Modul xử lý nước thải phòng khám tư nhân có lưu lượng nước thải dưới 5m3/ngđ

Modul xử lý nước thải phòng khám tư nhân có lưu lượng nước thải dưới 5m3/ngđ

Đối với các cơ sở y tế, dù là một bệnh viện lớn, một trung tâm, cơ sở y tế hay dù chỉ là một phòng khám nhỏ thì nước thải đều có tính chất như nhau. Chỉ khác về công suất và nồng độ. Vì vậy, xử lý nước thải y tế nói chung và xử lý nước thải phòng khám nói riêng đều bắt buộc phải thực hiện 100%.

Việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đối với một bệnh viện là đều hoàn hoàn có thể thực hiện. Tuy nhiên, với các phòng khám nhỏ không có bệnh nhân lưu trú, hay các phòng khám nha chỉ có 1 đến 2 ghế thì việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải và vận hành nó mỗi ngày sẽ rất tốn thời gian của phòng khám, đồng thời một phòng khám cũng không đủ kinh phí để xây dựng hay vận hành. Chính vì vậy, có rất nhiều phòng khám hiện nay vẫn chưa có thể xây dựng được một hệ thống xử lý nước thải như quy định của nhà nước bởi vì “Lực bất tòng tâm”.

Với kinh nghiệm đã thực hiện nhiều hệ thống xử lý nước thải cho các các bệnh viện. ACE luôn có các phương án thực hiện cho các cơ sở y tế với các quy mô khác nhau. Và với những phòng khám nhỏ, những cơ sở nha khoa hay các cơ sở y tế có công suất xả thải dưới 5 m3/ngày.đêm, ACE xin giới thiệu đến quý khách Module xử lý nước thải phòng khám.

1. Tính chất của nước thải.
Các phòng khám đa khoa mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân. Một điều tất yếu, các phòng khám sẽ phát sinh một lượng nước thải y tế cần phải xử lý theo quy định của nhà nước. Các chất phát sinh gây ô nhiễm trong phòng khám như máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn mền cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẩu, sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh,…nên cần xử lý nước thải phòng khám đa khoa.Xử lý nước thải phòng khám đa khoa
- Đây là loại nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ và các vi trùng gây bệnh.
- Nồng độ BOD5, COD trong nước thải không cao, rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.

2. Quy trình xử lý trong Module xử lý nước thải phòng khám
Vì cùng là nước thải y tế, nên quy trình xử lý nước thải phòng khám cũng tương tự như xử lý nước thải bệnh viện. Chỉ khác về quy mô xử lý.

Module xử lý nước thải phòng khám khá là nhỏ gọn, nhưng đều đầy đủ theo quy trình sau

 

Xem thêm: Thiết bị xử lý nước thải phòng khám

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải phòng khám

Hố gom: Hố gom sẽ tiếp nhận và trung chuyển dòng nước đến bể điều hòa

Bể điều hòa: Nước thải từ được bơm qua bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng của dòng chảy trước khi đến bể Anoxic để tránh trường hợp bị shock tải trọng. Bể điều hòa có tác dụng trung hòa pH và các thành phần trong nước thải được pha loãng.

Bể Anoxic: Nước thải sẽ được bơm từ bể điều hòa sang bể anoxic. Đây là bể vi sinh thiếu khí, nước thải tại đây sẽ được khử nitra và phosphat. Sau đó, nước thải sẽ chạy đến bể Aerotank.

Bể Aerotank: Bể aerotank chuyên xử lý các chất hữu cơ, giảm thiểu bớt mùi hôi và loại bỏ các chất rắn lơ lửng. BOD trong bể aerotank có thể được xử lý lên đến 90%.

Màng MBR: Màng MBR có tác dụng xử lý các vi sinh vật. Với kích thước các lỗ rỗng cực kỳ nhỏ, từ 0.01 đến 0.02 micromet, giúp loại bỏ các vi sinh vật, vi khuẩn có trong nước thải.

Bể khử trùng: Nước thải sau khi qua hết các công đọc trên sẽ vào vể khử trùng. Tại đây, hóa chất khử trùng sẽ được châm vào để khử trùng lần cuối. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTMNT và được thải ra nguồn tiếp nhân.

Tin liên quan

Đăng ký nhận thông tin

Hotline: 098 8838831

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ACE

Facebook chat