• Tin tức
  • Phân tích đặc tính thành phần nước thải chăn nuôi heo

Phân tích đặc tính thành phần nước thải chăn nuôi heo

Đặc tính nước thải
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn là Hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng được biểu thị qua các thông số như: COD, BOD5, TN, TP, SS…những thông số này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chính. Đây là những thành phần dễ phân hủy, gây mùi hôi thối, phát sinh khí độc, làm sụt giảm lượng ôxy hòa tan trong nước và đặc biệt nếu không được xử lý khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây phì dưỡng hệ sinh thái, làm ảnh hưởng đến cây trồng và là nguồn dinh dưỡng quan trọng để các vi khuẩn gây hại phát triển. Ngoài ra trong nước thải của trang trại chăn nuôi có chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn gây bệnh dịch, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người cũng như động vật trong khu vực.

Trong các khu trang trại chăn nuôi lợn việc dọn dẹp phân chuồng bằng nước được sử dụng rộng rãi tạo ra một khối lượng nước thải khá lớn. Trong nước thải hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân và thức ăn thừa. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất vô cơ chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối, urê, amonium, muối, chlorua, SO42-… Các hợp chất hóa học trong phân và nước thải dễ dàng bị phân hủy, đặc trưng ô nhiễm được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Ngoài ra, nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh. Theo A.Kigirop (1982) các loại vi trùng gây bệnh như: Samonella, E.coli và nha bào Bacilus anthrasis có thể xâm nhập vào mạch nước ngầm. Samonella có thể thấm sâu xuống lớp đất bề mặt 30-40 cm, ở những nơi thường xuyên tiếp nhận nước thải. Trứng giun sán, vi trùng có thể được lan truyền đi rất xa và nhanh khi bị nhiễm vào nước bề mặt tạo thành dịch cho người và gia súc, gây ra những tác hại rất lớn nên cần thiết phải xử lý trước khi thải bỏ ra ngoài môi trường.

2. Đặc tính phân thải
Do đặc thù của các trang trại chăn nuôi hiện nay là việc rửa chuồng tại bằng nước, việc thu gom phân khô rất hạn chế do nhu cầu dùng phân này để bón ruộng, trồng cây là rất thấp…Do đó hầu hết các trang trại đều phải thu gom chung phân và nước thải để xử lý. Chính vì vậy việc xử lý nước thải của trang trại chăn nuôi không thể tách rời giữa xử lý phân (chất thải rắn) và nước thải được, do trong nước thải có chứa phân.

Trong phân chứa một phần rất nhỏ rác, chất độn và thức ăn dư thừa. Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi, khẩu phần ăn và trọng lượng gia súc. Theo Hill và Toller lượng phận và nước tiểu thải ra trong một ngày đêm của một số loài gia súc như sau:

Trong phân gia súc có tỷ lệ N, P, K rất cao tùy theo khẩu phần ăn mà tỷ lệ nước chiếm từ 56-83%, chất hữu cơ từ 4-26,2%, Nitrogen 0,32-1,6% Phosphat 0,25-1,4%, kali 0,15-0,95%, Calci 0,09-0,34. Trong phân có chứa nhiều loại vi trùng, virus và ấu trùng giun sán. Về vi trùng họ Enterobacteria chiếm đa số với các genus điển hình như: E.Coli, Samonella, Shigella, Proteus, Klebsiella, Arizona… kết quả nghiên cứu của Chang (1968) và Mosley, Koff (1970) đã cho thấy nhiều loại virus gây bệnh được đào thải qua phân và sống với thời gian từ 5-15 ngày trong phân và đất. Trong đó đáng chú ý nhất là các nhóm virus gây bệnh viêm gan Rheovirus, Adenovirus. Nghiên cứu của G.V.Xoxibarop (1974) R.Alexxandrenus và cộng tác viên cho thấy trong một kg phân tươi có 2100-5000 trứng giun sán gồm: Scaris suum, Oesophagostomum, Trichocephalus sp… Mỗi loại mầm bệnh có giá trị sinh thái riêng, điều kiện thuận lợi cho mỗi loài tồn tại và gây bệnh phụ thuộc vào lượng mưa, nhiệt độ, ánh sáng, kết cấu độ ẩm của đất và môi trường xung quanh.

Ngoài ra, nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh. Theo A.Kigiỏp(1982) các loại vi trùng gây bệnh như: Samonella, E.Coli và nha bào Bacilus anthrasis có thể thấm sâu xuống lớp đất bề mặt 30-40 cm, ở những nơi thường xuyên tiếp nhận nước thải. Trứng giun sán, vi trùng có thể được lan truyền đi rất xa và nhanh khi bị nhiễm vào nước bề mặt tạo thành dịch cho người và gia súc, gây ra những tác hại rất lớn nên cần thiết phải xử lý trước khi thải bỏ ra ngoài môi trường.

 

Tin liên quan

Đăng ký nhận thông tin

Hotline: 098 8838831

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ACE

Facebook chat