Kết nối

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ACE
  1. ACE   /  Dịch Vụ  /  Tư vấn lập hồ sơ môi trường   /  Giấy phép khai thác nước mặt, nước ngầm

    Giấy phép khai thác nước mặt và nước ngầm.Trong quá trình sử dụng và khai thác nước mặt và nước ngầm việc quản lý và cấp phép là điều cần thiết để đảm bảo tài nguyên nước được sử dụng một cách bền vững. Hoạt động này phải tuân thủ các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (BVMT) về nước mặt và nước ngầm, yêu cầu giấy phép tương ứng. 

  • Uy tín
  • Trọn gói
  • Nhanh gọn

Giấy phép khai thác nước mặt và nước ngầm

 Đối tượng cần xin cấp giấy phép khai thác nước mặt và nước ngầm là?

Nước mặt:

Giấy phép khai thác nước mặt và nước ngầm.

Dự án sản xuất nông nghiệp và nuôi trong thủy sản với quy mô 0,1m3/ngày đêm trở lên.

Dự án kinh doanh và dịch vụ với quy mô từ 10 m3/ngày đêm trở lên.

Dự án phát điện có công suất lắp máy từ 50kw trở lên.

Dự án khai thác và sử dụng nước biển để sản xuất kinh doanh với quy mô từ 10.000 m3/ngày đêm.

Nước ngầm: 

Các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp, khi có nhu cầu sử dụng nước dưới đất (còn được gọi là nước ngầm) cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, cần tuân thủ các quy định về đăng ký và khai thác nước dưới đất. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các trường hợp có quy mô khai thác lớn hơn 10 m3/ngày đêm.

Ngoài ra, đối với các tổ chức và cá nhân khai thác nước dưới đất với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, nhưng hoạt động khai thác diễn ra tại các khu vực bị hạn chế do mức nước suy giảm, nguy cơ sụt lún, nguy cơ xâm nhập mặn, hoặc nguy cơ gia tăng ô nhiễm nếu tiến hành khai thác vượt quá quy mức cho phép, cũng cần tuân thủ các quy định và hạn chế liên quan đến việc khai thác nước dưới đất.

Đối với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hiện đang sử dụng nước ngầm hoặc đã có các công trình khai thác nước dưới đất (nước ngầm) mà chưa có giấy phép khai thác nước, cần thực hiện các thủ tục cần thiết để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và bảo vệ tài nguyên nước một cách hiệu quả.

Tiêu chuẩn cấp giấy phép là gì?

Việc cấp giấy phép khai thác nước mặt và nước ngầm sẽ dựa trên một số tiêu chuẩn cụ thể, bao gồm:

Chất lượng nước thải: Yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nước thải phù hợp với yêu cầu BVMT đối với việc xả thải.

Chức năng của nguồn nước: Xác định theo chức năng của nguồn nước.

Chức năng của nguồn nước thải: Cân nhắc theo chức năng của nguồn nước thải.

Vùng bảo hộ vệ sinh: Xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và hành lang bảo vệ nguồn nước.

Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước mặt bao gồm những gì?

Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước mặt và nước ngầm cần bao gồm các phần sau:

Nước mặt: 

Đơn đề nghị cấp giấy phép: Trình bày yêu cầu và thông tin cần thiết.

Đề án khai thác, sử dụng nước: Đối với trường hợp chưa có công trình khai thác, cần bao gồm đề án khai thác nước. Đối với trường hợp đã có công trình khai thác, cần có báo cáo hiện trạng khai thác nước và quy trình vận hành (nếu có).

Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước: Trong khoảng thời gian không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước: Cung cấp thông tin về vị trí của công trình.

Trong trường hợp chưa có công trình khai thác nước, hồ sơ xin cấp giấy phép cần được nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Nước Ngầm: 

Dựa theo Điều 31 của Nghị định 02/2023/NĐ-CP, quy định về hồ sơ xin cấp, gia hạn, và điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác và sử dụng nước dưới đất như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy phép.

Sơ đồ khu vực và vị trí của công trình khai thác nước dưới đất.

Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước, không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác, cần nộp thêm báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác.

Trong trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động, cần nộp thêm báo cáo hiện trạng khai thác.

Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:

Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép.

Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trong trường hợp điều chỉnh giấy phép liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác, cần nêu rõ phương án khai thác nước.

Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước, không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước dưới đất đối với trường hợp điều chỉnh giấy phép.

Giấy phép khai thác nước mặt và nước ngầm.

Thời hạn của Giấy phép Khai thác Nước Mặt và nước ngầm

Đối với giấy phép khai thác nước mặt và nước ngầm thời hạn được quy định như sau:

Nước Mặt:

Giấy phép khai thác và sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm và tối thiểu là năm (05) năm. Thời gian gia hạn có thể xem xét nhiều lần, với mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm và tối đa là mười (10) năm.

Giấy phép thăm dò nước dưới đất được cấp với thời hạn là hai (02) năm và có thể được gia hạn một (01) lần. Thời gian gia hạn không vượt quá một (01) năm.

Giấy phép khai thác và sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là mười (10) năm và tối thiểu là ba (03) năm. Thời gian gia hạn có thể xem xét nhiều lần, với mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm và tối đa là năm (05) năm.

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được cấp với thời hạn tối đa là mười (10) năm và tối thiểu là ba (03) năm. Thời gian gia hạn có thể xem xét nhiều lần, với mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm và tối đa là năm (05) năm.

Trong trường hợp tổ chức hoặc cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn so với thời hạn tối thiểu quy định, thì giấy phép sẽ được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn được đề nghị trong đơn đề nghị tương ứng.

Nước Ngầm:

Theo Điều 21 Khoản 1 của Nghị định 02/2023/NĐ-CP, thời hạn giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:

Giấy phép khai thác và sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và có thể được gia hạn nhiều lần. Mỗi lần gia hạn ít nhất 03 năm và tối đa là 10 năm.

Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là 02 năm và có thể được gia hạn một lần duy nhất, thời gian gia hạn không được quá 01 năm.

Giấy phép khai thác và sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và có thể được gia hạn nhiều lần. Mỗi lần gia hạn ít nhất 02 năm và tối đa là 05 năm.

Trường hợp cấp lại giấy phép:

Cấp Lại Giấy phép khai thác nước mặt và nước ngầm:

Khi giấy phép bị mất, rách hoặc hư hỏng.

Thay đổi tên chủ giấy phép trong trường hợp chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức.

Dịch vụ hỗ trợ giấy phép khai thác nước mặt và nước ngầm cho các doanh nghiệp

Các thủ tục về đăng kí Giấy phép khai thác nước mặt và nước ngầm xác nhận về GPMT sẽ rất nhanh chóng,thuận tiện và an toàn hơn bao giờ hết khi các doanh nghiệp có thể tự tìm cho mình một công ty về lĩnh vực môi trường chuyên nghiệp được đào tạo cực kỳ chuyên sâu về các lĩnh vực liên quan đến các thủ tục về hồ sơ giấy phép khai thác nước mặt và nước ngầm

Thông tin liên hệ với chúng tôi:

 

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ACE

Số điện thoại: 0988 838 831

Địa Chỉ: LK960 - DV22, Khu Đô thị Mậu Lương, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Gmail: acemoitruong@gmail.com

Website: https://acemoitruong.com

 

ACE MÔI TRƯỜNG

Chân thành – Uy tín – Sáng tạo

Liên hệ