Kết nối

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ACE

    Nước thải giặt là là nước thải phát sinh từ quá trình giặt và là quần áo, vải vóc tại các cơ sở như giặt là công nghiệp, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, hoặc hộ gia đình. Loại nước thải này chứa nhiều chất ô nhiễm như chất tẩy rửa, bột giặt, chất làm mềm vải, và các hóa chất khác. Ngoài ra, nước thải còn có thể chứa bụi bẩn, dầu mỡ, cặn bã, mồ hôi từ quần áo, cùng với vi sinh vật và vi khuẩn nếu giặt từ các cơ sở y tế hoặc nhà hàng. Đôi khi, nước thải còn chứa các chất hữu cơ phức tạp và kim loại nặng từ hóa chất tẩy hoặc nhuộm vải. Vì vậy, nước thải giặt là cần được xử lý cẩn thận trước khi xả ra môi trường để ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

  • Hàng có sẵn
  • Chuyển hàng ngay
  • Giao hàng miễn phí < 15km

MODULE XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẶT LÀ 10M3/NGÀY.ĐÊM

Giới thiệu

 GIỚI THIỆU CÔNG TY

 Chúng tôi kính gửi đến Quý công ty bộ “Thuyết minh công nghệ, cho hệ thống xử lý nước thải giặt là”. Nội dung của bản bản thuyết minh công nghệ được đề xuất dựa trên cơ sở xem xét đặc trưng của loại hình nước thải giặt là, những yêu cầu của Chủ đầu tư, mặt bằng bố trí hệ thống, tiêu chuẩn nước thải sau xử lý (Tuân theo quy chuẩn nước thải hiện hành).

      Công ty chúng tôi cung cấp, lắp đặt cho dự án này như sau:

1. Thiết kế cơ sở công nghệ xử lý nước thải

2. Thiết kế chi tiết, thi công lắp đặt công nghệ cho Trạm xử lý nước thải.

3. Cung cấp toàn bộ vật tư, thiết bị cho dự án theo hồ sơ thiết kế đã được Chủ đầu tư phê duyệt.

4. Hiệu chỉnh, vận hành thử, lấy mẫu phân tích thử nghiệm

5. Chuẩn bị các tài liệu về hướng dẫn vận hành, bảo trì, bảo dưỡng vật tư, thiết bị cho toàn Trạm xử lý.

6. Đào tạo công nhân vận hành và chuyển giao công nghệ cho Chủ đầu tư.

7. Lấy mẫu phân tích thử nghiệm. Bàn giao công trình cho Chủ đầu tư.

8. Hỗ trợ tư vấn công nghệ, vận hành và các dịch vụ liên quan cho Chủ đầu tư trong quá trình sử dụng hệ thống.

9. Bảo hành công trình 12 tháng kể từ khi bàn giao.

GIỚI THIỆU DỰ ÁN

1.0. THÔNG TIN DỰ ÁN

 Dự án:

- Hệ thống xử lý nước thải giặt là công suất 10 m3 ngày đêm.

- Chủ đầu tư:

- Địa điểm xây dựng:

- Nhà thầu thi công: Công ty TNHH Môi trường Xây dựng ACE

2.0. PHƯƠNG PHÁP CHUNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Xử lý nước thải là một quá trình bao gồm việc kết hợp một hoặc nhiều phương pháp vật lý, hoá học, sinh học hoặc hỗn hợp để tách/phân huỷ chất ô nhiễm trong nước thải.

Các phương pháp xử lý nước thải cơ bản

Phương pháp Vật Lý: là phương pháp ứng dụng các quá trình vật lý để phân huỷ/tách các chất ô nhiễm ra khỏi nước bằng phương pháp vật lý như: lắng, lọc, ép/vắt, bức xạ cực tím…

Phương pháp hoá học: Là phương pháp ứng dụng các phản ứng hoá học để trung hoà, phân huỷ các chất ô nhiễm trong nước thải. Trong phương pháp này, các hoá chất (dạng khí, lỏng hoặc rắn) được bổ sung trực tiếp vào nước thải…

Phương pháp sinh học: Là phương pháp ứng dụng vi sinh vật tham gia vào quá trình làm sạch nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ. Là một cơ thể sống, nên các vi sinh vật này đòi hỏi phải được cung cấp đẩy đủ dưỡng chất cũng như môi trường sống tốt nhất (không có chất độc). Chất thải (Các chất hữu cơ) được tách ra khỏi nước bằng các phản ứng enzym trong tế bào vi sinh vật.

Xử lý nước thải ứng dụng trong thực tế

Trong thực tế, các phương pháp này rất ít khi sử dụng riêng rẽ mà người ta thường kết hợp các phương pháp này với nhau nhằm tạo hiệu quả tối ưu đảm bảo chất lượng nước thải đạt tiêu yêu cầu đề ra.

Tuỳ thuộc vào loại nước thải, lưu lượng, tần suất thải, lưu lượng thải, đặc tính nước thải đầu vào - đầu ra, điều kiện thời tiết, tài chính và đặc biệt là NĂNG LỰC & KINH NGHIỆM của nhà cung cấp dịch vụ mà công nghệ xử lý nước thải được ứng dụng rất đa dạng trên toàn thế giới.

3.0. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3.1. Đặc trưng nguồn nước thải

Nước thải giặt là là nước thải phát sinh từ các hoạt động giặt quần áo, chăn màn của con người.

Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải bã bia là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho, chất hoạt động bề mặt…

3.2. Phương án thiết kế xây dựng, công nghệ và thiết bị cung cấp

a) Phương án xây dựng kiến trúc

 Phương án xây dựng – kiến trúc của trạm xử lý nước thải được thiết kế dựa trên các tiêu chí sau đây:

- Tuân theo quy hoạch chung của nhà máy

- Kiến trúc đảm bảo được yếu tố mỹ quan khu vực

- Không phát sinh mùi hôi ra khu vực xung quanh

- Không gây tiếng ồn ra xung quanh khi đưa vào vận hành

- Giảm tối đa diện tích xây dựng hệ thống, đảm bảo quỹ đất dự trữ cho kế hoạch mở rộng sản xuất của nhà máy.

b) Phương án công nghệ và thiết bị cung cấp

 Công nghệ và thiết bị ứng dụng để xử lý nước được thiết kế, lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau đây:

- Tuân thủ đúng hồ sơ thiết kế đã được Chủ đầu tư phê duyệt.

- Ứng dụng Công nghệ tiên tiến, đã áp dụng thành công ở các công trình tương tự, không lạc hậu trong tương lai, mở rộng công suất xử lý dễ dàng

- Sử dụng thiết bị hiện đại chuyên dung cho xử lý nước thải, tuổi thọ cao, vận hành ổn định, tiết kiệm năng lượng, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt và có thể sửa chữa thay thế dễ dàng.

- Kiểm soát ít thông số, vận hành đơn giản và dễ dàng.

- Nước thải sau xử lý luôn đạt Quy chuẩn Việt Nam cột B, QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

3.3. Lựa chọn công nghệ xử lý chính

 Công nghệ chính đã và đang được áp dụng để xử lý nước thải cho loại hình nước thải công nghiệp, công ty hoạt động độc lập nên công nghệ sử dụng là công nghệ hóa lý kết hợp lọc áp lực.

Quy trình công nghệ

 Đây là công nghệ được áp dụng rộng rãi và hiệu quả để xử lý loại hình nước thải giặt là. Công nghệ được cải tiến, hiệu quả xử lý diễn ra liên tục, quy trình vận hành đơn giản, quản lý ít thông số.

Bể gom

Lượng nước thải của hệ thống theo từng giờ trong ngày không giống nhau vì vậy để đảm bảo lưu lượng nước đưa vào cụm bể xử lý được ổn định của nước thải sinh hoạt.

Hệ thống phản ứng

 Quá trình nâng pH

Để đảm bảo quá trình diễn ra hiệu quả, tại đây được châm pH = 9 bằng bơm định lượng hóa chất. Hệ thống tự động chạy theo bơm gom đầu vào.

Quá trình phá bọt

Quá trình giặt là sinh ra nhiều chất hoạt động bề mặt, tại đây châm hóa chất phá bọt nhằm phá vỡ cấu trúc của nước thải chứa chất hoạt động bề mặt.

Quá trình keo tụ

Các hạt trong nước thiên nhiên thường đa dạng về chủng loại và kích thước, có thể bao gồm các hạt cát, sét, mùn, vi sinh vật, sản phẩm hữu cơ phân hủy… Kích thước hạt có thể dao động từ vài µm đến vài mm. Bằng các phương pháp xử lý cơ học (lý học) chỉ có thể loại bỏ được những hạt có kích thước lớn hơn 4-10mm. Với những hạt có kích thước lớn hơn 4- 10mm, nếu dùng quá trình lắng tĩnh thì phải tốn thời gian rất dài và khó đạt được hiểu quả xử lý cao, do đó cần phải áp dụng phương pháp hóa lý.

Mục đích của quá trình keo tụ tạo bông

Quá trình keo tụ tạo bông được áp dụng để tách loại các hạt cặn có kích thước 0,001µm < Ø <1µm, không thể tách loại được bằng các quá trình lý học thông thường như lắng lọc.

Các hạt keo có kích thước 0.001µm < Ø <1µm có khả năng lắng rất chậm do bị cản trở bởi chuyển động Brown. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt và khối lượng của hạt keo lớn hơn rất nhiều so với các hạt khác, do đó tính chất bề mặt (thế điện động và điện tích bề mặt) đóng vai trò quan trọng trong quá trình tách loại hạt keo hơn là lắng dưới tác dụng của trọng lực.

Khi thủy phân phèn sắt sẽ tạo thành hệ keo trong đó nhân hạt keo là nhóm Fe2+. Nhờ có điện tích bề mặt lớn nên chúng có khả năng hấp thụ chọn lọc một loại ion trái dấu bao bọc quanh bề mặt nhân hạt keo. Lớp vỏ ion này cùng với lớp phân tử bên trong tạo thành hạt keo. Bề mặt nhân hạt keo mang điện tích của lớp ion gắn chặt lên đó, có khả năng hút một số ion tự do mang điện tích trái dấu. Như vậy, quanh nhân hạt keo có hai lớp ion mang điện tích trái dấu bao bọc, gọi là lớp điện tích kép của hạt keo. Lớp ion ngoài cùng do lực liên kết yếu  nên thường không có đủ điện tích trung hòa với điện tích bên trong và do vậy hạt keo luôn mang một điện tích nhất định. Để cân bằng điện tích trong môi trường, hạt keo lại thu hút quanh mình một số ion trái dấu ở trạng thái khuếch tán.

Quá trình tạo bông

Khi các hạt keo kết dính với nhau, chúng tạo thành những hạt có kính thước lớn hơn gọi là bông cặn và có khả năng lắng nhanh hơn gọi là quá trình tạo bông.

Cơ chế hấp phụ - tạo cầu nối hình thành bông cặn: các polymer vô cơ hoặc hữu cơ có thể ion hoá, nhờ cấu trúc mạch dài chúng tạo ra cầu nối giữa các hạt keo qua các bước sau:

Phân tán polymer.

Vận chuyển polymer đến bề mặt hạt.

Hấp phụ polymer lên bề mặt hạt.

Liên kết giữa các hạt đã hấp phụ polymer với nhau hoặc với các hạt khác.

Liên kết trở nên lớn dần hình thành bông cặn.

Cơ chế tạo cầu nối có thể biểu diễn theo sơ đồ phản ứng như sau:

Phản ứng 1: phân tử polymer kết dính với hạt keo do lực hút giữa polymer và hạt keo tính điện trái dấu.

Phản ứng 2: phần còn lại của polymer đã hấp phụ hạt keo ở trên lại liên kết với những vị trí hoạt tính trên bền mặt các hạt keo khác.

Phản ứng 3: nếu không thể liên kết với hạt keo khác, polymer đã hấp phụ hạt keo trên sẽ cuộn lại và kết dính ở một vị trí hoạt tính khác trên bề mặt hạt keo và do đó tái tạo ra hiện tượng tái bền hạt keo.

Phản ứng 4: nếu cho quá thừa polymer, có thể làm bão hòa điện tích bề mặt của các hạt keo nên không vị trí hoạt tính nào tồn tại để tạo thành cầu nối. Điều này dẫn đến hiện tượng tái bền hạt keo và có thể có hoặc không xảy ra hiện tượng đổi dấu hạt keo.

Phản ứng 5: phá vỡ liên kết giữa hạt keo và polymer nếu khuấy trộn quá mạnh

Phản ứng 6: tái bền hạt keo do hiện tượng hấp phụ trên một vị trí hoạt tính khác của cùng hạt keo

Bể lắng

Nước trước khi vào bể là một hỗn hợp giữa bùn và nước. Nhờ tác động của trọng lực mà bùn và nước sẽ được tách lớp, bùn nặng hơn lắng xuống dưới đáy bể, nước nhẹ hơn sẽ ở trên chảy tràn qua tấm chảy tràn sau đó được dẫn đi xử lý ở công đoạn tiếp theo.

Bể trung gian

         Là nơi chứa nước sau quá trình lắng cho quá trình xử lý phía sau.

Hệ lọc

         Tại đây, nước thải được bơm qua hệ thống lọc áp lực. Trong cột lọc áp lực bố trí lớp vật liệu lọc là Sỏi, cát thạch anh và than hoạt tính để lọc, khử màu, khử mùi, khử nito, chất hữu cơ trong nước..

Hệ khử trùng

        Tại đây nước thải tiếp xúc với hóa chất khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật có hại như Coliform đảm bảo QCVN trước khi thải ra môi trường.

4. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

4.1 Phương án phòng chống cháy nổ

Chủ đầu tư sẽ trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy phù hợp, bao gồm hệ thống nước chữa cháy, bình chữa cháy, cát, bao tải; hệ thống báo cháy và báo động (còi, kẻng); xe đẩy vận chuyển, bảng báo cấm lửa, tiêu lệnh chữa cháy.

Bố trí các dụng cụ chữa cháy ở nơi thuận tiện cho thao tác, không bị che chắn. Bố trí các bảng hiệu ở nơi dễ thấy, dễ đọc.

 4.2 Phương án bảo vệ môi trường

Dự án này là một công trình xử lý nước thải, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của nó nếu không có biện pháp khống chế ô nhiễm thích hợp thì bản thân dự án sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Đánh giá sơ bộ các tác động môi trường của dự án như sau:

Trong giai đoạn xây dựng dự án:

Trong quá trình thi công sẽ thực hiện các công việc như san ủi mặt bằng, cung cấp vật liệu, gia công sắt, thép,... Những hoạt động như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Có thể tóm lược các nguồn gây ra ô nhiễm chính trong quá trình xây dựng như sau:

- Ô nhiễm do bụi đất, đá có thể gây ra các tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung quanh (dân cư, hệ động thực vật…).

- Ô nhiễm nhiệt: từ bức xạ mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt, từ các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức. Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.

- Ô nhiễm do khí thải ra từ các phương tiện vận tải, phương tiện và máy móc thi công. Đây chủ yếu là các loại khí thải ra từ các động cơ máy móc. Loại ô nhiễm này thường không lớn do phân tán và hoạt động trong môi trường rộng, thoáng.

- Ô nhiễm do nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của người công nhân trực tiếp thi công, từ việc giải nhiệt máy móc thiết bị hoặc từ các khu vực tồn trữ nhiên liệu, vật liệu xây dựng. Loại ô nhiễm này cũng thường nhỏ, ít quan trọng.

- Các ảnh hưởng đến môi trường do việc tập kết công nhân, tập kết máy móc thiết bị.

- Ô nhiễm về tiếng ồn của các phương tiện và máy móc thi công trên công trường. Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng hơn ô nhiễm tiếng ồn trong giai đoạn phát quang và san ủi mặt bằng vì trong giai đoạn này các phương tiện máy móc sẽ sử dụng nhiều hơn và hoạt động cũng liên tục hơn.

Tuy nhiên, quá trình thi công cơ bản được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, nhưng vẫn phải quan tâm và có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe của công nhân.

Những biện pháp tổng hợp cần thiết phải sử dụng bao gồm:

 Phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe ngay khi lập đồ án thi công. Để đạt kết quả tốt các mặt trên khi chọn biện pháp thi công nên:

- Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý.

- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công đến mức tối đa.

 Tổ chức thi công phải có các giải pháp thích hợp để bảo vệ an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Cụ thể:

- Tuân thủ các qui định về an toàn lao động khi lập đồ án thi công: bố trí máy móc thiết bị, biện pháp phòng ngừa tai nạn điện, tổ chức lán trại,…

- Có các biện pháp an toàn lao động khi lập tiến độ thi công: bố trí thi công hợp lý, ít gây cản trở,...

- Tại mặt bằng thi công phải che chắn các khu vực phát sinh bụi, qui định bãi rác tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi,…

Trong giai đoạn hoạt động của dự án:

Những nguy cơ gây ô nhiễm chính có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án như sau:

- Do dự án tập trung xử lý một lượng lớn nước thải trong các bể xử lý hở nên sẽ phát sinh mùi hôi, các chất ô nhiễm phát tán vào không khí, đặc biệt trong trường hợp quá trình xử lý không được điều khiển thích hợp.

- Chất thải rắn trong quá trình hoạt động của dự án là rác thải thu gom được từ song chắn rác, máy lọc rác, bùn thải sau ép tại máy ép bùn.

- Nguy cơ ô nhiễm trong trường hợp rò rỉ, tràn hoá chất sử dụng để xử lý nước thải (acid, xút).

Tuy nhiên, các yếu tố ô nhiễm này không nghiêm trọng với tác động không lớn. Các biện pháp cụ thể để giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm này như sau:

- Thực hiện tốt việc giám sát điều khiển quá trình xử lý sẽ hạn chế hiện tượng phát sinh mùi hôi từ các bể xử lý do quá trình phân huỷ kỵ khí gây ra.

- Có biện pháp trồng cây xanh trong nội vi và ngoại vi dự án nhằm hạn chế phát tán ô nhiễm không khí, đồng thời tạo cảnh quan cho khu vực.

- Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải thích hợp (có đội ngũ thu gom rác về bãi tập trung). Bùn khô có thể sử dụng để trồng cây.

- Có biện pháp cách ly các bồn chứa và pha chế hoá chất, trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân, các dụng cụ cứu nạn và xử lý sự cố hoá chất thích hợp.

 

 

 

Liên hệ