Kết nối

CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG ACE

     Van áp suất đơn có đặc tính rơ le hay dụng cụ điều chỉnh hai vị trí, có chức năng tương ứng công tắc, là dụng cụ chuyển đổi các tín hiệu áp suất hoặc hiệu áp suất thành ra sự đóng ngắt (ON/OFF) của mạch điện. Chống xảy ra hiện tượng bơm chạy khi không có áp, hoặc áp quá cao, dẫn đến hỏng hóc thiết bị.

  • Hàng có sẵn
  • Chuyển hàng ngay
  • Giao hàng miễn phí < 15km

Van thấp áp

Giới thiệu

 

  Van áp suất thấp là loại van hoạt động ở áp suất bay hơi và ngắt mạch điện của máy nén khi áp suất giảm xuống quá mức cho phép để bảo vệ máy nén và đôi khi để điều chỉnh năng suất lạnh. Hình 1 giới thiệu nguyên lý cấu tạo và hoạt động của van áp suất thấp kiểu KP1, 1A, 2 của Danfoss.

 

 

Bằng cách vặn vít 1 và vít 2 ta có thể đặt được áp suất thấp ngắt và dóng của van áp suất. Ví dụ khi đặt áp suất thấp đóng mạch là 2 bar và vi sai là 0.4 bar thì áp suất giảm đến 1.6 bar sẽ ngắt mạch (OFF) và khi áp suất trong hệ thống tăng đến 2.0 bar van áp suất sẽ nối mạch cho máy nén hoạt động trở lại (ON). Ở đây mạch 1-4 là ON và 1-2 là OFF.

Tay dòn chỉnh 3 mang cơ cấu lật 16 và tiếp điểm 2 được dẫn tới đáy của hộp xếp 9. Tay đòn nối cơ cấu lật 16 tới lò xo phụ chỉ có thể xoay quanh một chốt cố định ở khoang giữa tay đòn. Vì thế tiếp điểm chỉ có 2 vị trí cân bằng. Hộp xếp chỉ có thể dịch chuyển khi áp suất vượt qua giá trị ON và OFF. Vị trí của cơ cấu lật tác động lên cơ cấu này với 2 lực, lực thứ nhất là từ hộp xếp trừ đi lực của lò xo chính, và lực thứ hai là lực kéo của lò xo vi sai.

Trên hình 1 tiếp điểm đang ở vị trí ON (1-4). Khi tiếp điểm chuyển sang (1-2) là vị trí OFF. Bây giờ áp suất trong hộp xếp giảm, hầu như không có chi tiết nào trong van áp suất chuyển động. Chỉ khi nào áp suất trong hộp xếp giảm xuống dưới mức cho phép, hộp xếp co lại, tay đòn 3 bị kéo xuống dưới đủ mức làm cho cơ cấu lật 16 đột ngột thay đổi vị trí, tiếp điểm 1 đột ngột rời 4 bật xuống 2 (OFF), máy nén lạnh ngưng chạy.

Khi áp suất tăng lên và vượt giá trị cho phép, nhờ cơ cấu lật, tay đòn 3 lại đột ngột thay đổi vị trí tiếp điểm 1 sang 4 (ON).

Nói chung, hệ thống tiếp điểm phải làm việc với tốc độ cao, cũng như có áp lực đóng tiếp điểm động lên tiếp điểm tĩnh. Điều này cần thiết để tránh tạo các tia lửa điện hoặc hồ quang xuất hiện khi mở tiếp điểm. Hồ quang phát ra sẽ làm cháy hoặc làm nóng chảy và dính tiếp điểm, làm cho tuổi thọ van áp suất giảm và van áp suất làm việc trục trặc. Hồ quang chính là nguyên nhân cơ bản làm hỏng hệ thống tiếp điểm của rơ le.

Thời gian khi tiếp điểm động gặp tiếp điểm tĩnh đến lúc kết thúc quá trình đóng mạch được gọi là thời gian đóng mạch. Thời gian đóng mạch của các van áp suất thường nhỏ hơn một phần vạn giây. Cấu trúc đóng mạch đảm bảo tải lớn đồng thời tuổi thọ cao của các tiếp điểm van áp suất.

Liên hệ